Làng nghề truyền thống Rèn Tây Phương Danh, Đập Đá

Làng nghề truyền thống Rèn Tây Phương Danh, Đập Đá
Làng nghề truyền thống Rèn Tây Phương Danh, Đập Đá
Ren_Tay_Phuong_Danh__Dap_Da_35b53_1e691
Ren_Tay_Phuong_Danh__Dap_Da_1_5c35c_e9173
Giới thiệu
Địa chỉ: Tây Phương Danh, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định

Nằm trên địa bàn phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, cách Quy Nhơn khoảng 30km, nghề rèn có mặt ở Tây Phương Danh phải có đến 300 năm. Thời này khi nông nghiệp phát triển mạnh nên khắp nơi rất cần các loại nông cụ được làm bằng kim khí. Cụ tổ là ông Đào Giã Tượng mang nghề từ phương Bắc vào truyền thụ cho người dân địa phương để làm kế sinh nhai cho bà con trong vùng, vừa phục vụ sản xuất. Rồi từ đó nghề rèn duy trì và ngày càng phát triển. Đến nay, Làng rèn Tây Phương Danh có đến hơn 300 hộ trong tổng số 436 hộ dân đang làm nghề rèn. Không chỉ phát triển về số lượng mà cả về chất lượng sản phẩm của làng rèn cũng ngày được nâng cao và đa dạng về chủng loại, nhưng nhiều nhất vẫn là các nông cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Một số lò rèn trong làng còn nhận cả hợp đồng sản xuất đinh ốc dùng để đóng tàu biển. Hiện nay, sản phẩm của làng rèn Tây Phương Danh đã có mặt khắp nơi trong cả nước, nhất là vùng đất Tây Nguyên. Cũng từ nghề này, người dân làng rèn đã có cuộc sống ổn định, không ít hộ đã trở nên giàu có.

Hàng năm, để nhớ ơn người khai sinh ra nghề rèn, người dân Tây Phương Danh đã tổ chức Lễ hội làng rèn vào ngày 12 tháng 2 âm lịch. Lễ hội này không những quy tụ những hộ đang làm nghề tại địa phương mà còn lôi cuốn cả những người ngoài tỉnh. Ngoài ra lễ hội còn thu hút sự tham gia của những nghề có liên quan đến nghề rèn như nghề sắt. Có nhiều hộ đã mang nghề truyền thống của làng mình đi lập nghiệp phương xa cũng không bỏ lỡ dịp này, sắp xếp về quê để kịp trẩy hội cùng bà con.

Năm 2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã công nhận Làng nghề Rèn Tây Phương Danh đạt tiêu chí Làng nghề truyền thống.

Tin mới nhất Tin mới nhất