|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CƠ SỞ TÔN GIÁO

 Hiện nay trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có 06 tôn giáo được Nhà nước công nhận gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo, Minh sư đạo. Có 54.798 tín đồ các tôn giáo chiếm 19,23% dân số, nam 26.137, nữ 28.661. Trong đó: Phật giáo 39.529 (15.500 người có pháp danh), Công giáo 12.348, Cao đài 2.418, Tin lành 363, Phật giáo Hòa hảo 40, Minh sư đạo 100.Chức sắc các tôn giáo có 511 người trong đó:+ Phật giáo: 218 người (Hòa thượng: 05, Thượng tọa: 02, Đại đức và Sư cô: 204, Ni trưởng: 04, Ni sư: 03)+ Công giáo: 54 người (Giám mục: 02, Linh mục: 22, chức việc: 30)+ Cao đài: 191 người (Chức sắc: 71, Chức việc: 120)+ Tin lành: 28 người (Mục sư: 03, Chức việc: 25)+ Hòa hảo: 16 người (Chức sắc: 07, Chức việc: 09)+ Minh sư đạo: 04 người (Chức việc: 04)Trên địa bàn thành phố có 99 cơ sở tôn giáo tập trung ở 14 phường và 04 xã, trong đó: Phật giáo: 54 cơ sở, Công giáo: 31 cơ sở, Tin lành: 03 cơ sở, Cao đài: 09 cơ sở, Minh sư đạo: 02 cơ sở; với diện tích đất sử dụng 240.297 m2 (trong đó đã được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất 51.793 m2).Một số cơ sở tôn giáo:

 Hiện nay trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có 06 tôn giáo được Nhà nước công nhận gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo, Minh sư đạo. Có 54.798 tín đồ các tôn giáo chiếm 19,23% dân số, nam 26.137, nữ 28.661. Trong đó: Phật giáo 39.529 (15.500 người có pháp danh), Công giáo 12.348, Cao đài 2.418, Tin lành 363, Phật giáo Hòa hảo 40, Minh sư đạo 100.Chức sắc các tôn giáo có 511 người trong đó:+ Phật giáo: 218 người (Hòa thượng: 05, Thượng tọa: 02, Đại đức và Sư cô: 204, Ni trưởng: 04, Ni sư: 03)+ Công giáo: 54 người (Giám mục: 02, Linh mục: 22, chức việc: 30)+ Cao đài: 191 người (Chức sắc: 71, Chức việc: 120)+ Tin lành: 28 người (Mục sư: 03, Chức việc: 25)+ Hòa hảo: 16 người (Chức sắc: 07, Chức việc: 09)+ Minh sư đạo: 04 người (Chức việc: 04)Trên địa bàn thành phố có 99 cơ sở tôn giáo tập trung ở 14 phường và 04 xã, trong đó: Phật giáo: 54 cơ sở, Công giáo: 31 cơ sở, Tin lành: 03 cơ sở, Cao đài: 09 cơ sở, Minh sư đạo: 02 cơ sở; với diện tích đất sử dụng 240.297 m2 (trong đó đã được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất 51.793 m2).Một số cơ sở tôn giáo:

Chùa Long Khánh

chua long khanh quy nhon
Chùa Long Khánh

Địa chỉ: 141 Trần Cao Vân, Qui Nhơn, Bình ĐịnhĐức Thích Ca Thế tôn thành đạo dưới cội Bồ đề tại Ấn độ cách đây gần ba thiên niên kỷ, Ngài đã đem chánh pháp thậm thâm vi diệu truyền bá khắp lưu vực sông Hằng. Khi Đức Thế tôn còn tại thế, hai trung tâm truyền giáo qui mô thời bấy giờ là Tinh xá Trúc Lâm và Tinh xá Kỳ Hoàn. Tại Trung Quốc, thời Vua Hán Vũ đế có thỉnh hai Ngài Ma Đằng và Trúc Pháp Lan lưu trú tại Hồng Lô tự để dịch kinh, bản kinh do hai Ngài dịch đầu tiên tại đây là Kinh 42 chương. Trong triều đại vua A Dục của Ấn độ - vị vua kính tín Tam Bảo - đã cử các đoàn truyền giáo đi khắp nơi để truyền bá đạo mầu. Tại Trung quốc có hai trung tâm Phật giáo ở Lạc Dương và Bình Thành sinh hoạt rất thịnh hành, và riêng tại Việt nam có trung tâm Luy Lâu là một trung tâm Phật giáo được hình thành do các Tăng sĩ Ấn độ theo các thuyền buôn của Thương nhân Ấn độ đến Việt nam bằng đường biển xây dựng các thảo am để tụng kinh, bái sám.Từ đó nhiều ngôi Chùa được thành lập trên khắp đất nước do các Thiền sư người Trung quốc và Ấn độ xây dựng. Thế kỷ thứ 17, nhiều Thiền sư người Trung quốc theo tàu buôn của các Thương nhân Trung quốc đến các tỉnh miền trung và nam để xây dựng Chùa hoặc thảo am để tu tập, như Thiền sư Siêu Bạch - Nguyên Thiều khai sáng Chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình định, Thiền sư Minh Hải - Pháp Bảo xây dựng Chùa Chúc Thánh ở Hội An, Thiền Sư Hải Khiển - Đức Sơn khai sơn Chùa Long Khánh - Qui Nhơn . . .Từ đó, Chùa Long Khánh là một ngôi Tổ Đình danh lam thắng cảnh lịch sử của tỉnh Bình Định, Chùa được xây dựng vào năm 1700, do Tổ sư Đức Sơn người Trung Quốc khai sơn đến nay được 300 năm, truyền thừa được 13 đời Trụ trì. Ngày nay, Long Khánh là một ngôi chùa lớn nằm ở trung tâm Thành phố Quy Nhơn, Diện tích trên 1 ha, toạ lạc tại số: 141 Trần Cao Vân, phường Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn.Nằm ở vị trí trung tâm thành phố, chùa Long Khánh là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bình Định, là nơi sinh hoạt lễ bái và tổ chức Phật sự quan trọng của Phật giáo trong toàn tỉnh và là điểm tham quan du lịch cho du khách gần xa khi có dịp đến với Thành phố biển Quy Nhơn.Chùa được kiến trúc theo hình chữ “Khẩu” phía trước có chánh điện gồm Thượng điện và Hậu điện. Phần Thượng điện thờ Phật Adiđà và Quan âm Chuẩn đề, Hậu điện thờ Phật tổ Thích Ca. Hai bên có Đông phòng và Tây phòng. Hai dãy này là chỗ dành riêng cho tăng ni. Phía sau là Tổ đường, nơi an trí Long vị và Di ảnh của Lịch đại Tổ sư.Kiến trúc nguyên thủy của chùa không còn nữa. Ngôi chùa hiện nay về cơ bản được xây dựng lại vào năm 1957 và hoàn thiện vào năm 1976. Phong cách kiến trúc này mang dáng dấp kiểu chùa của cư dân miền Nam Trung Hoa. Về giá trị kiến trúc, chùa Long Khánh không có gì độc đáo, nhưng với lịch sử hình thành và phát triển của Quy nhơn, chùa Long Khánh có một vị trí khá đặc biệt.Mặc dù đã qua bao lần trùng tu, tái tạo, chùa Long Khánh vẫn là một di tích lịch sử - văn hóa có giá trị cao. Đó là một trong hai ngôi chùa có niên đại cổ kính nhất ở tỉnh Bình Định. Ngày nay, du khách gần xa khi đến chùa không thể không có những phút giây cảm giác tĩnh mịch, và tôn kính như đi vào cửa thế giới hư vô trầm tĩnh và sâu lắng....(Trích từ: todinhlonhkhanh.com)

Giáo xứ Chính Tòa Qui Nhơn (Nhà thờ nhọn)

nhathonhon

Nhà thờ Chính Tòa tọa lạc tại 122 đường Trần Hưng Đạo, phường Hải Cảng, thành phố Qui Nhơn.Năm 1885, phong trào Văn Thân hành động với chủ trương Bình Tây Sát Tả rất khắc nghiệt. Ngày 04/8/1885 Đức cha Van Camelbeke Hân, truyền cho giáo dân phía bắc Bình Định và các vùng lân cận Làng Sông phải di cư đến cửa Thị Nại để tránh Văn Thân bách hại. Giáo dân từ các họ đạo Nước Nhỉ, Nhà Đá, Đại An, Kiều Đông, Gò Thị, Nam Bình, Tân Dinh đã vội trốn về đây tị nạn. Phong trào Văn Thân vừa chấm dứt, năm 1887 phần lớn giáo dân hồi cư về quê cũ, một số ít người ở lại sinh sống tại làng chài cửa Thị Nại.Năm 1876 Vua Tự Đức cho phép Pháp lập lãnh sự quán tại Thị Nại sau khi cấp cho Pháp 2,5 ha làm đất nhượng địa.[10] Từ đó, quân đội và các cơ quan chính phủ bảo hộ dần dần trấn đóng trên phần đất nầy. Năm 1892, Tòa Công sứ Pháp được xây dựng tại vị trí hiện nay là khách sạn Quy Nhơn, 08 Nguyễn Huệ.Từ khi người Pháp đặt Tòa Công sứ và khai thác cửa biển Qui Nhơn, cảng Qui Nhơn trở thành một cảng quan trọng trong vùng bờ biển giữa Sài Gòn và Đà Nẵng. Qui Nhơn dần dần trở nên một đô thị sầm uất, nhà cửa ở đây được xây dựng theo kiểu Tây phương. Cư dân Qui Nhơn có người Việt, người Hoa, người Pháp và một ít thương nhân Ấn Độ. Một số người Việt và người Pháp Công giáo làm thành giáo họ Qui Nhơn, thuộc giáo xứ Làng Sông.Trong xu thế phát triển ở Qui Nhơn, Đức cha Grangeon Mẫn đã trưng một khu đất có chỉ giới ngày nay là đường Trần Bình Trọng (Đông), đường Hàn Thuyên (Tây), đường Trần Hưng Đạo (Nam), đường Bạch Đằng (Bắc). Năm 1903, chính quyền đã cấp trích lục khu đất nầy do cha Louis Célestin Vallet Ngân đứng tên. Trên khu đất nầy, cơ sở nhà chung được thiết lập đầu tiên là nhà Quản lý. Lúc bấy giờ cha Louis Célestin Vallet, quản lý Nhà chung từ Làng Sông về Qui Nhơn để nhận hàng và gởi thư. Trong lúc đó ở Qui Nhơn đã có một số giáo hữu Việt và Pháp nên cha Vallet dựng ngôi nhà thờ tạm nhằm đáp ứng nhu cầu mục vụ cho họ. Nhà thờ nầy lúc bấy giờ tọa lạc trong khuôn viên Tòa Giám Mục ngày nay.Năm 1905, Qui Nhơn được thành lập giáo xứ với số giáo dân là 294 người, trong đó khoảng 50 người Châu Âu. Cha Louis Célestin Vallet được bổ nhiệm làm chính xứ đầu tiên.


Author: Admin

Latest news Latest news

noData
No data