A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kết quả ứng dụng CNTT trên địa bàn thành phố Quy Nhơn trong thời gian qua

Ngày 11/12/2017, Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định phối hợp cùng Đài phát thanh và truyền hình Bình Định phỏng vấn Đ/c Nguyễn Tiến Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố về kết quả ứng dụng CNTT trên địa bàn thành phố Quy Nhơn trong thời gian qua.

* Thưa đồng chí, việc ứng dụng CNTT ở UBND thành phố Quy Nhơn đã được triển khai như thế nào trong thời gian qua?.

Trong thời gian qua, thành phố Quy Nhơn luôn xác định ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ then chốt, quan trọng cần tập trung đẩy mạnh thực hiện để hướng tới hình thành chính quyền điện tử. Mục đích nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà, sách nhiễu, tiết kiệm chi phí, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

- Xác định tầm quan trọng đó, UBND thành phố đã quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ngày càng hoàn thiện, hiện đại với 6 máy chủ, thiết bị bảo mật, đường truyền internet tốc độ cao; xây dựng hệ thống mạng Lan, hệ thống họp giao ban trực tuyến; trang thiết bị hiện đại tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thành phố; thành lập Trung tâm công nghệ thông tin để giúp UBND thành phố triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin.

- Triển khai đồng bộ phần mềm Văn phòng điện tử, phần mềm một cửa điện tử, thư điện tử công vụ đến các phòng ban, đơn vị, UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức.

- Xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác chuyên môn như: phần mềm theo dõi ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố; phần mềm quản lý đơn thư; nâng cấp Cổng thông tin điện tử thành phố, website du lịch Quy Nhơn và triển khai có hiệu quả phần mềm quản lý thuế qua website, ký số văn bản điện tử…

- Đẩy mạnh triển khai phần mềm Một cửa điện tử liên thông đồng bộ từ thành phố đến phường, xã với 155 thủ tục hành chính, trên 12 lĩnh vực. Trong đó, có 56 thủ tục đưa vào triển khai thực hiện tiếp nhận hồ sơ trực tuyến qua mạng mức độ 3 và 99 thủ tục triển khai mức độ 2 trên Cổng dịch vụ hành chính công của tỉnh.

- Qua triển khai thực hiện đã rút ngắn thời gian, giảm chi phí trong việc gửi, nhận văn bản, nâng cao hiệu quả công việc. Hỗ trợ có hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành của Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND thành phố. Công khai, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân trong việc giải quyết thủ tục hành chính; giúp kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết hồ sơ. Hỗ trợ có hiệu quả trong công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Cải tiến phương thức, lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức thành phố và phường, xã, tăng năng suất, hiệu quả công việc, góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin tại thành phố Quy Nhơn.

* Thời gian tới, UBND thành phố có những giải pháp nào để tiếp tục triển khai một cửa điện tử.

Hiện nay, UBND thành phố đã triển khai thí điểm Văn phòng điện tử độc lập cho 4 phường: Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Lý Thường Kiệt, Ngô Mây và phần mềm một cửa điện tử độc lập cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phường Trần Hưng Đạo với 14 thủ tục hành chính trên lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của phường. Các thủ tục còn lại thuộc lĩnh vực: xác nhận nguồn gốc đất, Lao động –TB&XH đã được UBND thành phố triển khai theo quy trình ISO một cửa liên thông của UBND thành phố và đang áp dụng có hiệu quả.

 

anh15

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thành phố

 

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả phần mềm Văn phòng điện tử, phần mềm một cửa điện tử, UBND thành phố sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

1. Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị làm việc hiện đại để phục vụ cho việc triển khai ứng dụng CNTT gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn thành phố, đặc biệt là tại Bộ phận tiến nhận và trả kết quả thành phố và phường, xã .

2.Triển khai đồng bộ việc ký số văn bản điện tử, phần mềm Văn phòng điện tử và phần mềm một cửa điện tử động lập cho UBND các phường, xã thành phố trên cơ sở nhân rộng mô hình UBND thành phố đã triển khai cho 4 phường. Đồng thời tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức thành phố và phường, xã.

3. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về dịch vụ công, đặc biệt là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 liên quan trực tiếp đối với người dân như: lĩnh vực Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thực; cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm rượu, thuốc lá; cấp giấy phép xây dựng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ... để người dân hiểu rõ về lợi ích của dịch vụ công đem lại và tham gia thực hiện có hiệu quả.

4. Tiếp tục rà soát, đơn giải hóa thủ tục hành chính và chọn các thủ tục còn lại để bổ sung đưa vào triển khai dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4; đồng thời phối hợp với các đơn vị có liên quan khắc phục các tồn tại, hạn chế của phần mềm một cửa điện tử để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, công dân trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

5. Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát kết quả giải quyết thủ tục hành chính chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và dịch vụ công trực tuyến để nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.

Xuân Thoại: VP


Tin mới nhất Tin mới nhất

Tin liên quan