A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển Bình Định trở thành một cực tăng trưởng phía Nam vùng trọng điểm kinh tế miền Trung

Ngày 30.3, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh tổ chức hội thảo khoa học nghiên cứu hệ thống lý luận và thực tiễn để xây dựng một địa phương trở thành cực tăng trưởng, thuộc Đề tài KH&CN cấp Nhà nước: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng ...

Thông tin tại hội thảo, theo quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm, Bình Định sẽ trở thành đầu mối trung chuyển và trung tâm giao thương, chế biến của vùng Mê Kông lớn và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Là cửa ngõ hướng biển của các nước trong tiểu vùng Mê Kông mở rộng, đặc biệt với các nước Lào Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.

Chiến lược phát triển của Bình Định để trở thành cực tăng trưởng phía Nam của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được xây dựng trên cơ sở hình thành các đô thị trung tâm. Trong đó, TP Quy Nhơn có vai trò là đô thị trung tâm; hình thành tam giác phát triển phía Nam của tỉnh bao gồm Phú Phong - Nhơn Lý, Cát tiến - Quy Nhơn với thị xã An Nhơn; kết nối với trung tâm tăng trưởng phía Bắc tỉnh mà hạt nhân là huyện Hoài Nhơn.

Bên cạnh đó, hai mục tiêu chính để thực hiện thành công chiến lược này là phát triển công nghiệp, định vị Bình Định là trung tâm logistics của vùng; phát triển du lịch trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh, tận dụng cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp như cảng biển, sân bay, hệ thống giao thông…

Nhiều ý kiến của đại biểu cho rằng, chiến lược phát triển Bình Định trở thành một cực tăng trưởng phía Nam vùng trọng điểm kinh tế miền Trung cần dựa trên các quy hoạch đã có của Trung ương và của tỉnh về kinh tế - xã hội, đô thị… lấy Quy Nhơn làm đô thị trung tâm tỉnh để tạo hiệu ứng lan tỏa phát triển cho các khu vực khác.

Theo Thu Hiền (baobinhdinh.com.vn)



Tin mới nhất Tin mới nhất