A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát bội và Bài chòi trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020

(binhdinh.gov.vn)-Nhằm tiếp tục giữ gìn, phát huy, phổ biến, lưu truyền cho thế hệ mai sau những giá trị độc đáo của Hát bộ, Bài chòi. Nâng cao nhận thức và lòng tự hào trong cộng đồng, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá ...

Hội Bài chòi cổ dân gian tỉnh Bình Định được biểu diễn vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần tại Tp. Quy Nhơn (Ảnh: Hoài Thu)

Theo đó, 7 nhiệm vụ, giải pháp đặt ra là: Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn những giá trị tiêu biểu của Hát bộ, Bài chòi; Truyền dạy nghệ thuật Hát bội, Bài chòi trong cộng đồng và trong trường học; Phục hồi, bảo tồn các vở tuồng cổ về Hát bội, xây dựng các trích đoạn tuồng, bảo tồn, phát huy hội đánh bài chòi dân gian, các vở Bài chòi dân gian; Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù liên quan đến bao tồn và phát huy giá trị di sản Hát bội, Bài chòi; Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu di sản Hát bội, Bài chòi; Đầu tư, quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất thiết chế khai thác sử dụng, phát huy giá trị di sản tuồng, bài chòi; Gắn kết Nghệ thuật Hát bội, Bài chòi với hoạt động du lịch nhằm phát huy hiệu quả giá trị di sản.

Để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trên, UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức thực hiện Đề án nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân hoạt động nghề nghiệp hoặc có tâm huyết với di sản văn hóa phi vật thể, góp phần thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể mang tầm vĩ mô liên vùng, khu vực có di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Giao Sở Văn hóa và Thể thao (cơ quan Thường trực thực hiện Đề án) chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị liên quan: Xây dựng, tổ chức thực hiện và hướng dẫn địa phương tổ chức thực hiện Đề án đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, phù hợp với tình hình thực tiễn ở từng địa phương, đơn vị; Xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án, tiểu dự án thành phần cụ thể để triển khai thực hiện hiệu quả Đề án, giúp UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát bội, Bài chòi; Chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức các phòng Văn hóa và Thông tin, cán bộ, nghệ nhân ở các xã, phường, thị trấn để triển khai thực hiện nội dung Đề án; Tổng hợp kế hoạch hàng năm, thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để cân đối bố trí vốn ngân sách thực hiện. Đồng thời, đôn đốc các sở, ngành, địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án, tổng hợp kết quả thực hiện hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Các Sở Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp để việc triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao, phấn đấu đến năm 2020, có 15 câu lạc bộ hát bội truyền thống và 40 câu lạc bộ bài chòi dân gian trên địa bàn tỉnh, tiếp tục phối hợp với các địa phương đề nghị UNESCO công nhận Di sản Bài chòi Bình Định cùng Bài chòi ở các địa phương có liên quan là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại...

T.T.T



Tin mới nhất Tin mới nhất